Tham sân si và cái tôi đến từ đâu?
Bạn có biết tham sân si và cái tôi sinh ra để bảo vệ bạn không
Bạn yêu dấu, trong cuộc đời bạn sẽ có ít nhất một lần nghe đến “Tham – sân – si” hay “Hãy dẹp bỏ cái tôi”.
Đặc biệt là với các bạn thực hành tâm linh. Những bạn này thường hay có xu hướng phát xét hay kiềm hãm “Tham sân si” của chính mình. Và hay kỳ thị cái Tôi” của bản thân.
Nhưng bạn có thử để ý, nếu mình kiềm hãm, kiểm soát tham sân si hay cái tôi của chính mình. Thì lúc nào bạn cũng phải ý thức, lúc nào cũng phải kiểm soát. Và bạn còn có xu hướng phán xét tham sân si và cái tôi của người khác nữa. Khi mình thiếu kiểm soát một chút thì lại dễ bùng nổ sự giận dữ của chính mình. Rồi sau đó lại phán xét và không tha thứ được cho bản thân của mình. Rồi càng học tâm linh, bạn lại càng cực đoan và thiếu lòng trắc ẩn với chính mình và với mọi người xung quanh.
Tu tập là gì ?
Bạn yêu dấu, tu tập không sinh ra để như vây. Ta học tâm linh, tu tập là để mở rộng lòng trắc ẩn với chính mình và với mọi người xung quanh. Thông qua hiểu biết về các quy luật vũ trụ, thông qua sự tự nhận thức về chính mình. Hiểu về mình, để hiểu yêu thương chấp nhận chính mình. Nâng cao chất lượng sống của mình, mở rộng tình thương và trí tuệ của mình để giúp đở mình và rồi nó chảy tràn ra bên ngoài. Tu chỉ đơn giản là tu bổ và sữa chữa bản thân mà thôi. Người ta đã tô vẽ quá nhiều cho từ “Tu” để quên mất bản chất của nó là gì.
Đừng thực hành cái gì, đừng chối bỏ cái gì khi bạn chưa hiểu về nó. Mọi thứ sinh ra trên đời này đều có ý nghĩa của nó. Không có cái gì sinh ra bên trong bạn mà không mang lại một lợi ích nào đó cho chính bản thân bạn. Tham sân si và cái Tôi cũng vậy.
Bạn đã từng nghe về Tham, Sân, Si
Tham sân si và cái tôi sinh ra là để bảo vệ bạn. Nếu bạn muốn thay đổi nó thì bạn phải hiểu về nó, biết ơn nó, chuyển hóa nó. Chứ không phải là chối bỏ nó. Luật là:
Khi bạn chối bỏ điều gì thì điều đó quay lại quấy nhiễu cuộc đời bạn
Đầu tiên bạn cần nhận biết rằng bạn không sinh ra đã tham sân si. Mà bạn sinh ra là vô cùng hoàn hảo, đẹp đẻ, tinh khiết, tốt đẹp. Thượng đế đã ở trong bạn, phật tính cũng ở trong bạn, những điều tốt đẹp nhất đều đã ở trong bạn lúc sinh ra.
Nhìn vào một đứa trẻ bạn sẽ thấy điều đó ngay lập tức. Nhưng bởi vì hoàn cảnh, bởi vì những giáo dục và những tổn thương bạn đã trải qua. Làm bạn che lấp đi những điều tốt đẹp bên trong mình.
Nếu tuổi thơ bạn thiếu thốn, thì bạn sẽ tự nhiên sinh tham. Nếu tuổi thơ bạn thiếu thốn vật chât, thì lớn lên bạn sẽ có nhu cầu tích trữ, thích tạo ra nhiều của cải hay chỉ đơn giản là rất thích ăn.
Nếu bạn thích cái gì đó mà trong tuổi thơ. Mà bạn không được đáp ứng đủ hoặc đúng thì bạn dễ dàng si mê cái đó.
Và khi ta muốn cái đó, ta kỳ vọng cái gì đó, ta khao khát nó mà ta không có thì ta giận dữ. Ta giận dữ vì ta cảm thấy mình bất lực, ta giận dữ vì ta sợ ta không xứng đáng với cái ta muốn. Ta giận dữ vì ta tổn thương.
Khi tuổi thơ ta có nhu cầu một cái gì đó nhưng ta không được đáp ứng ta sẽ tổn thương.
- Và khi ta tổn thương thì ta sẽ tạo ra một lớp vỏ bọc để bảo vệ phần yếu mềm bên trong ta bằng cách phản ứng.
- Và rồi phản ứng lâu ngày thì sẽ tạo thành thói quen
- Thói quen sẽ tạo nên tính cách.
Tham sân si chính là cách ta phản ứng khi ta có nhu cầu mà không được đáp ứng. Và tính cách chính là cái tôi được sinh ra sau khi có quá nhiều tổn thương. Nên ta tạo một lớp mặt nạ để ta bảo vệ chính mình.
Có những người vì hồi nhỏ thiếu tình thương của bố mẹ. Nên lớn lên một là ta chạy ra bên ngoài tìm kiếm tình thương từ những người xung quanh. Ta sẵn sang hạ thấp giá trị của mình, làm đủ mọi thứ để được thương.
Kiểu thứ 2 là ta từ chối tình thương. Ta đóng băng cảm xúc. Ta từ chối nhu cầu của chính mình. Ta đẩy những người thương mình ra xa vì ta sợ. Ta sợ khi ta phụ thuộc vào tình thương ấy, người đó bỏ đi thì ta sẽ vô cùng đau khổ và không đứng lên được. Nên ta bỏ đi trước, ta từ chối trước để ta không đau.
Nếu tuổi thơ ta không được sự công nhận đủ từ bố mẹ. Lớn lên ta sẽ có xu hướng đi tìm sự công nhận tư bên ngoài. Ta làm nhiều thứ để được công nhận. Quá nhiều khao khát công nhận sẽ dễ dàng dẫn đến ham hư danh. Nhưng thật sự cái ta cần chỉ đơn giản là sự công nhận rằng “tôi đủ tốt và xứng đáng được yêu thương mà thôi”.
Vậy ngọn nguồn của Tham, Sân, Si bắt đầu từ đâu
Dưới đây là nhu cầu khi còn bé bạn cần được đáp ứng để phát triển. Mà nếu không có thì lớn lên bạn sẽ có xu hướng đi tìm nó ở bên ngoài hoặc chối bỏ nó. Cũng vì nó mà tham sân si được sinh ra. (Những nhu cầu này được trích từ kiến thức của thầy Newton và cô Laskmi)
1. Nhu cầu được là người mong muốn.
Nếu tuổi thơ bạn không được đáp ứng nhu cầu này. Lớn lên bạn sẽ có xu hướng làm mọi thứ để mọi người chú ý đến bạn. Kiểu người quyến rũ thích thả thính, cũng đến từ điều này. Hay mình biến mình toàn năng, thích làm anh hùng cũng đến từ khao khát muốn người khác mong muốn mình.
2. Nhu cầu là một người đặc biệt, được tôn trọng như một con người độc đáo. ( Vì ta là ai chứ không phải ta là gì.)
3. Nhu cầu được tôn trọng và chấp nhận các cảm xúc của chính mình.
Tổn thương cũng ổn thôi, buồn cũng ổn thôi, sợ hãi cũng ổn thôi, mọi cảm xúc đều quý giá như nhau. Khi còn bé nếu ta được dạy rằng phải vui vẻ tích cực mới được thương. Giận dữ, buồn bả là không tốt và không ai thích mình như vậy thì lớn lên ta sẽ mang mặt nạ tích cực và đau khổ. không chấp nhận những cảm xúc của chính mình.
Trầm cảm sinh ra từ nhu cầu số 3 rất nhiều.
4. Nhu cầu đươc khuyến khích khám phá, tìm hiểu sự độc đáo của bản thân
Các vấn đề được tìm hiểu ở đây như: Tình dục, các món quà sáng tạo, quyền lực tự thân, niềm vui, sự mưu trí, sự im lăng và cô tịnh. Khi đánh mất thứ này ta mất đi, thui chột những năng lực và sức mạnh của chính mình. Đánh mất sự độc đáo và niềm vui bên trong của mình.
5. Nhu cầu cảm thấy được an toàn và được hỗ trợ.
Nếu tuổi thơ bị lạm dụng hay bị đánh đập, chưởi bới và miệt thị thì sẽ luôn cảm thấy thiếu an toàn, thiếu bảo vệ => Không tin tưởng hoặc cả tin và bất an dù ở hiện tại điều đó không còn nữa.
6.Nhu cầu được ôm ấp trong vòng tay hiện diện yêu thương.
Dễ suy giảm hệ miễn dịch, lớn lên không biết cách biểu hiện tình thương hoặc từ chối sự thân mật.
7.Nhu cầu được truyền cảm hứng và thúc đẩy sự học hỏi
Đánh mất sự học hỏi bên trong mình.
8.Nhu cầu được sai cũng không sao và ta có thể hoạc hỏi từ sai lầm.
Xu hướng hoàn hảo mọi thứ, cực đoan và không tha thứ và chấp nhận bản thân khi làm sai. Không giám làm gì vì sợ sai.
9.Nhu cầu được chứng kiến tình yêu thương.
Nếu ta không có được điều này ta tổn thương và dễ sợ hãi tình thương.
10. Nhu cầu được biết các giới hạn
Bằng cách cứng rắn nhưng cũng tràn đày tình thương. Kỹ luật mang tính nuôi dưỡng chứ không phải trừng phạt
11. Nhu cầu được khuyến khích và hỗ trợ trở nên độc lập.
Không phải ai trong chúng ta sinh ra may mắn có đủ những điều này nên hầu hết ai cũng có những phần tham sân si bên trong mình và cái tôi để bảo vệ mình.
Mình cần hiểu những điều này không phải để trách cha mẹ mình không cho mình những điều này. Hay trách số phận không may mắn mà là để mình biết mình thiếu cái gì để tự đáp ứng cho mình chuyển hóa cho mình. Khi bạn có thể tự đáp ứng cho chính mình tự ôm ấp mình thì tự động tham sân si sẽ được chuyển hóa tự nhiên mà không cần phải kiểm soát, đè nén nó.
Ta cũng không cần cái tôi để bảo vệ mình nữa. Lúc này ta có thể biết ơn cái tôi của mình. Vì nhờ cái tôi mà khi ta không ý thức rằng mình tổn thương. Và đó là cơ chế phòng vệ để ta có thể tồn tại khi không được đáp ứng nhu cầu.
Và khi mình hiểu điều này mình không còn phán xét bản thân. Khi mình giận dữ hay khi thấy ai đó si mê cái gì đó quá mức ta cũng không phán xét. Mà hiểu rằng họ đang bị tổn thương. Ta có thể mở lòng mà thương lấy họ.
Khi ta hiểu mình ta mới thương mình và mới thương người và hiểu người.
Hãy yêu lấy tham sân si và cái tôi của mình rồi bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.
Yêu & Biết Ơn
Lê Trần Phương Trinh Hecavi