Thiền chữa lành – Món quà cho những trái tim tổn thương

thiền chữa lành

Khi y học hiện đại phát triển được một thời gian dài, các phương pháp điều trị bằng thuốc đã bộc lộ những tác dụng phụ không mong muốn. Người ta có xu hướng quay trở lại áp dụng các PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC, nhất là với các bệnh mãn tính hoặc bệnh có nguyên nhân từ tâm lý. Một trong các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đang chứng minh hiệu quả ngày càng rõ ràng là thiền trị liệu.

Theo cô Lê Trần Phương Trinh – Giảng viên thiền và thiền chữa lành ở Mint Garden ( Q.2 ,TP.HCM) “ Nếu bạn thấy mình dễ bị rơi vào các trạng thái cảm xúc tiêu cực như đố kỵ, tự ti, tủi thân, giận dữ,… Bạn có những nỗi ám ảnh như sợ bị bỏ rơi, sợ không có gì để ăn (mặc), hoặc dễ tự ái, nóng giận,… tất cả các biểu hiện đó hầu hết đều xuất phát từ một tổn thương nào đó trong quá khứ. Bạn có thể tìm đến các lớp thiền trị liệu để có thể trị tận gốc các nguồn cơn cảm xúc khó chịu này.

Thiền chữa lành cảm xúc, sự tổn thương

Hầu hết cái gì “trị tận gốc” thì cũng sẽ gây ra đau đớn. Không ít học viên trong lớp thiền trị liệu đã khóc nức nở khi nhớ lại khoảnh khắc bị bỏ rơi, bị bạo hành, bị ức hiếp,…

Nhưng đó là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để họ không còn những vết thương trong quá khứ đeo bám và tác động tiêu cực đến hành vi ứng xử trong hiện tại.

Người kết thúc khóa thiền trị liệu thành công là người có thể mỉm cười, bình thản kể lại câu chuyện mình từng bị tổn thương.

Theo kinh nghiệm của Phương Trinh, cô từng có các tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu – thì chỉ khi đã sẵn sàng đối mặt với nỗi đau, phải nhớ lại các tổn thương trong quá khứ bạn mới nên tham gia thiền trị liệu.

Bản thân Phương Trinh cũng thường xuyên… ngủ trong khóa thiền trị liệu đầu tiên. Theo cô, đây là phản ứng “tránh né” tự nhiên của thân tâm.

Những nỗi đau này có thể đã có từ nhiều năm, tưởng như đã quên, nhưng thực chất nó vẫn còn ở đó, nó sẽ “bùng phát” khi gặp chuyện gì đó khơi gợi. Khiến người ta mất kiểm soát cảm xúc, bị mất năng lượng và làm những người xung quanh cũng mất năng lượng

Ai trong chúng ta trong quá trình trưởng thành cũng gặp ít nhiều những hoàn cảnh, biễn cố, sự kiện làm thay đổi cuộc đời. Có lúc theo chiều hướng tốt, có khi ta lại bị nó nhấn chìm. Hoặc cố bọc mình với một vẻ vui tươi, tích cực, thân thiện nhưng bên trong lại héo úa. Cũng có lúc những biến cố làm ta dần trở nên kiên cường mạnh mẽ, ta mang trên mình bao nhiêu mặt nạ để có thể đối mặt sống tiếp.

Xã hội càng văn minh, tiến bộ, cường độ làm việc cao. Người ta học cách phân định tình cảm và công việc, cố gắng ngăn cho cảm xúc ảnh hưởng đến công việc. Có đôi khi ta thấy cảm xúc thật phiền phức, rồi đóng băng mọi cảm xúc của mình lại… Không biết từ khi nào mọi thứ đối với ta chả buồn chả vui, không còn cảm nhận rõ vẻ đẹp của cuộc sống.

Không biết từ khi nào mọi thứ đối với ta chả buồn chả vui, không còn cảm nhận rõ vẻ đẹp của cuộc sống.

Và rồi khi ta không hiểu về chính ta, về những thứ ta tích trữ, những cảm xúc, ký ức mà ta nuôi dưỡng, tự ta tạo nên bệnh tật cho chính mình. Bệnh về tâm hồn, bệnh về cảm xúc, bệnh về tâm trí, từ đó dẫn tới bệnh về cơ thể vật lý. Con người trở nên mệt mỏi, trì trệ, tinh thần kém minh mẫn

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh suy nghĩ, cảm xúc, lối sống, niềm tin tạo nên bệnh tật và những mối quan hệ thiếu lành mạnh.

Không nói đâu xa trong Đông Y thường hay nói “Giận quá hại gan, buồn quá hại phổi, lo lắng hại tỳ vị, sợ quá hại thận, vui quá hại tim”.

Vì thế các lương y thường hay nhắc nhở các bệnh nhân gốc bệnh là do tâm mà ra. Cần phải quân bình tâm và sự hỗ trợ của lương y thì mới mau hết bệnh.

thiền chữa trị

Thiền chữa lành đứa trẻ bên trong

Những năm gần đây thiền không còn là đều xa lạ nữa. Thiền giúp chúng ta sống trong hiện tại không ôm ấp day dứt quá khứ, không lo lắng tương lai, học cách sống bình an sống an nhiên trong hiện tại. Giúp giảm căng thẳng, lo âu, hỗ trợ cho người trầm cảm có các vấn đề về tâm lý lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

Ví dụ như một đứa trẻ khi còn nhỏ lúc nào bố mẹ cũng nói với em là “nhanh lên, nhanh lên đi con, không kịp đâu, lề mề chậm chạp quá”, đứa trẻ đó lớn lên trong niềm tin đó nên lúc nào cũng suy nghĩ rằng cuộc sống sẽ không đủ thời gian cho mình.

Lúc nào cậu cũng vội vàng, không đủ kiên trì cho bất cứ điều gì, cậu cũng không dám nghỉ ngơi vì luôn lo lắng không đủ thời gian vì thế giới sẽ không đợi mình.

Hay một cô gái sinh ra trong một gia đình không có hạnh phúc, bố mẹ hay cãi nhau, người mẹ luôn nói với cô “đàn ông là xấu xa, đàn ông không ai tốt đẹp cả, con đừng tin đàn ông,…”

Khi chỉ là một đứa trẻ, cô không có khái niệm phân tích đúng sai, cô chỉ cảm nhận hôn nhân là cái gì đó không tốt, không hạnh phúc và cô ấy thương mẹ nên cô ấy tin tưởng những gì mẹ cô ấy dạy là đúng. Cô lớn lên với những tổn thương trong quá khứ với niềm tin sai lệch.

Nên dù bất cứ người đàn ông nào đến với cô, cô đều sợ hãi, không dám tin tưởng. Khi người đàn ông yêu cô, cầu hôn thì cô bỏ trốn hay từ chối vì cô sợ hôn nhân. Vì cô chưa bao giờ cảm nhận được vẻ đẹp của hôn nhân trong cuộc hôn nhân của bố mẹ mình nên đã che mờ đi tình yêu người đàn ông kia dành cho cô.

Bình yên là…….

Theo cô Lê Trần Phương Trinh: “Bình an thật sự, là có thể kết nối lại với sự hồn nhiên, vô tư, hân hoan trong chính bản thân mình, để niềm vui là tự nhiên chứ không phải kiểm soát, rèn luyện”

Để không mang gánh nặng quá khứ làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ hiện tại và tương lai thì ta cần học cách chữa lành cho bản thân thông qua các lớp hưởng dẫn về thiền chữa lành.

Ở khóa thiền chữa lành, giảng viên sẽ giúp bạn ở trên nhận ra là anh luôn có đủ thời gian để làm mọi việc. Lúc này anh ấy mới cho phép bản thân thư giãn, kiên trì theo đổi một điều gì đó và thoát khỏi nỗi sợ hãi.

Còn cô gái chỉ khi cô nhận ra mình không phải là mẹ, người yêu hiện tại của cô không phải là ba mình. Cô ấy sẽ được chữa lành nỗi đau ở quá khứ, bỏ nó lại và trân trọng hiện tại thì niềm vui bình an mới đến thật sự.

Những niềm tin, cảm xúc ta mang trong quá khứ sẽ quyết định những suy nghĩ, hành động, thái độ trong hiện tại. Cũng vì như vậy mà ta vô tình đẩy đi những điều tốt đẹp, những mối quan hệ quý giá mà mình đang có.

thiền chữa lành

Phương Trinh cho rằng các lớp thiền mà cô hướng dẫn thực tế là để nâng cáo trí tuệ cảm xúc (hay còn gọi là chỉ số EQ). Học thiền chữa lành có thể giúp gia tăng kiểm soát cảm xúc, sự thấu hiểu, lòng tự tin, niềm hứng khởi trong công việc và phòng tránh một số loại bệnh xảy ra đến với bản thân.

Yêu và Biết Ơn
Lê Trần Phương Trinh Hecavi

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *