Sức mạnh nguyện cầu từ những thần chú (Mantra)

Mantra là gì ? Một số định nghĩa từ Mantra (Thần chú)

  • Chữ mantra có nguồn gốc từ ngữ căn tiếng Phạn: manas, nghĩa là tâm; và, tra, nghĩa là công cụ. Tiếng Latin cũng có ngữ căn tương tự là mens, nghĩa là tâm thức. (Sưu Tầm)
  • Mantra : Có nghĩa là sức mạnh tâm trí, khi ta niệm, lặp đi lặp lại một điều nào đó( Một câu nào đó) là ta tập trung sức mạnh tâm trí, hay tập trung một sức mạnh nào đó.- Thầy Shiva Ramappa.
  • Trong tụng niệm kinh chú ( mantra), tâm trí của chúng ta sẽ sắc bén hơn. – Minh sư Subhash Patriji.

Phía trên là một số định nghĩa về Mantra. Còn bây giờ mình sẽ phân tích về cách Mantra tác động vào ta như thế nào. Đây là những kiến thức mình học từ khoa học tâm linh. Và những trải nghiệm của mình về mantra nên nó có thể đúng và sai. Nó chưa thật sự hoàn thiện và trọn vẹn nhưng mong có thể giúp các bạn hiểu hơn về mantra.

Để hiểu về mantra đầu tiên các bạn cần hiểu về nghiệp là gì?

Mọi người thường nghĩ nghiệp là “những gì ta làm cho người khác thì nó quay trở lại với chính ta”. Thật ra nó không sai nhưng nó không hoàn toàn là sự thật.

Thật ra bản chất nghiệp chính là ký ức. Mà ký ức là gì ?. Là những niềm tin và những cảm xúc của chúng ta sau khi ta trải nghiệm. Hoặc trải qua một sự kiện nào đó, ta sẽ tạo ra một hoặc nhiều niềm tin và những cảm xúc kèm theo.Ví dụ:

  • Nếu tuổi thơ bạn bị bố mẹ quên đón. Để bạn ở trường hơn một tiếng trong khi các bạn khác đã về hết. Giờ chỉ một mình bạn với chú bảo vệ trường. Ngay lúc đó với tâm trí đứa nhỏ bạn nghĩ rằng ba mẹ không thương mình. Ba mẹ bỏ rơi mình, bạn buồn và tủi thân. Gần như ngay lập tức, trong tâm trí bạn thiết lập niềm tin “Tôi bị bỏ rơi, không ai thương tôi”. Vì lúc này, đối với một đứa trẻ nó không có khả năng tách biệt bố mẹ hay mọi người xung quanh. Đối với đứa trẻ bố mẹ là tất cả.

Khi niềm tin được thiết lập, thì 24h sống tiếp theo chúng ta sẽ vô thức thu hút điều đó đến với cuộc sống của mình. Để chứng minh điều đó là đúng. (Chúng ta thu hút những ai, cái gì tương đồng với mình. Cái gì có ở bên trong thì sẽ thu hút nó ở bên ngoài.)

Thế giới quan bên trong sẽ tạo ra cuộc đời, số phận và những gì xảy đến với ta bên ngoài. Và nó sẽ quyết định cách ta phản ứng với mọi thứ.

Với niềm tin này ở bên trong, lớn lên dù người đó có quên đi sự kiện “ba mẹ đón trễ”. Nhưng họ vẫn sẽ thu hút nhiều sự việc xảy ra để chứng minh cho niềm tin “Tôi bị bỏ rơi, không ai thương tôi”.

Sự việc xảy ra sẽ luôn có 2 mặt:

  • Một mặt: người này sẽ thường xuyên thu hút các sự việc hay con người làm cho họ thấy họ bị bỏ rơi và không được yêu thương.
  • Hai là: dù sau này bố mẹ họ có yêu thương họ. Mọi người yêu thương họ thật nhiều, quan tâm họ thì họ vẫn không thấy được. Họ không cảm nhận, không tin được. Và họ chỉ chăm chăm nhìn vào những phần mà bố mẹ hay người xung quanh không cho họ được như họ yêu cầu hay mong muốn. Và rồi họ lại xác định lại một lần nữa “Tôi bị bỏ rơi, không ai thương tôi”.

Cho nên đôi lúc ta giận ai đó không phải hành động của họ ở hiện tại. Mà là họ vô tình kích hoạt ký ức nào đó trong ta. Nếu ký ức đó liên quan đến niềm tin không ai thương tôi. Thì ngay lập tức bạn sẽ nghĩ người kia không thương mình.

Bởi vậy sự thật thường rất khác những gì ta nghĩ, ta cảm nhận, ta nhận thức. Nếu ta không có thiền định, chánh niệm. Thì ta rất dễ lặp đi lặp lại và phản ứng như nghiệp cũ (ký ức) mà không nhìn nhận nó theo đúng bản chất.

Các bạn hình tượng nhé, nếu mỗi người là một cái máy tính. Thì mỗi ký ức mỗi niềm tin và cảm xúc ta thiết lập từ ký ức đó giống như lập trình máy tính. Nó sẽ quyết định cách máy tính tiếp nhận, xử lý thông tin và xuất ra bên ngoài. Và những gì ta phát xạ ra bên ngoài giống như cái máy chiếu. Sau khi tiếp nhận thông tin từ máy tính thì sẽ phóng ra những hình ảnh, thông tin mà mọi người bên ngoài sẽ thấy. Hay cách cuộc sống của ta diễn ra giống như những gì máy chiếu xuất ra cho ta thấy.

Còn ta thì thường cố gắng thay đổi những gì xuất ra từ máy chiếu. Và nếu ta cố gắng hoài mà không được thì ta sẽ cảm thấy bất lực và đổ lỗi nó cho số phận. Hoặc ta quay lại chê trách chiếc máy tính kém cỏi (Chúng ta chê trách chính mình). Rồi ta bỏ cuộc.

Niềm tin thiết lập 

Mà các bạn hình dung nhé. Trong suốt thời gian sống của ta trong kiếp này. Bạn có biết bản thân đã thiết lập bao nhiêu loại niềm tin rồi không?. Và bạn có nhận ra một vài niềm tin nó cứ lặp đi lặp lại. Và nó cứ thu hút những sự kiện lặp đi lặp lại trong cuộc đời bạn. Mới một kiếp sống thôi, là bạn đã tự thiết lập những niềm tin cho chính mình. Những niềm tin đúng đắn sẽ giúp bạn sống đúng bản chất của mình, bình an hạnh phúc, may mắn thịnh vượng, an toàn… Còn những niềm tin sai lệch sẽ giới hạn chính những khả năng của bạn. Thu hút những điều không tốt đến với bạn. Hay ngăn bạn chạm tay vào những sự thật, những điều tốt đẹp. Những sự kiện giúp bạn học hỏi tốt lên thì bạn lại xem nó xấu không may mắn.

Chỉ mỗi một kiếp sống thôi chúng ta cũng đã tích trữ rất nhiều ký ức. Mà ta thì sống rất nhiều kiếp sống, trung bình kiếp làm người là tầm 300 – 400 kiếp sống. tTước đó ta là khoáng vật, thực vật và động vật. Đặc biệt những niềm tin và cảm xúc ta mang theo trước lúc chết trong mỗi kiếp sống sẽ tạo nên và ảnh hưởng đến kiếp sống tiếp theo.

Tại sao Trinh lại chia sẽ điều này cho mọi người?

Vì chỉ khi hiểu điều này các bạn mới hiểu được sức mạnh thật sự của mantra.

Điều tiếp theo bạn cần biết ký ức được tích trữ ở đâu bên trong bạn. Bên trong ta có :

  • Ý thức: Những gì bạn nhận biết, lúc này, ngay bây giờ.
  • Tiềm thức: Lưu giữ ký ức từ lúc linh hồn đi vào bào thai. Ký ức tuổi thơ đến khi hiện tại vừa kết thúc.
  • Vô thức: Ký ức nhiều đời nhiều kiếp.
  • Siêu thức: Ký ức của linh hồn, các hợp đồng linh hồn, ký ức từ nơi linh hồn bắt đầu.

Những thứ ta thật sự biết về mình còn ít lắm. Vậy thì khi ta niệm, liên tục lặp đi lặp lại câu thần chú (Mantra) thì nó tác động đến ta như thế nào?

Bí mật về các loại Mantra sắp được bật mí?

Mantra có tác dụng xóa bỏ, sắp xếp chuyển hóa lại những ký ức ở bên trong bạn. Những ký ức, niềm tin bị biến dạng và những cảm xúc tiêu cực và lệch lạc mà bạn đã thiết lập bên trong mình qua từng kiếp sống. Mà nó tạo ra cuộc sống hiện tại của bạn trong kiếp sống này. Ví dụ:

Ho’oponopono  4 câu thần chú của người hawaii cổ

Đây là phương pháp mà hiện tại rất nhiều người đang thực hiện. Ho’oponopono ý nghĩa của phương pháp này là “Sắp xếp chỉnh sửa, sắp xếp chỉnh sữa”.

“Hoʻoponopono” được định nghĩa trong Từ điển Hawaii là: phương pháp sữa chữa những lỗi lầm 

Theo nghĩa đen, hoʻo là một hạt được sử dụng để tạo ra một động từ hiện thực hóa từ danh từ. Ở đây, nó tạo ra một động từ từ pono danh từ, được định nghĩa là: “sự ngay thẳng – đạo đức, sự hạnh phúc thịnh vượng, sự thông thuận tự nhiên”

Ponopono được định nghĩa là “đặt quyền sắp xếp sửa chữa, thay đổi trật tự gọn gàng” – Trích từ wikipedia

Và theo cách của phương pháp “Hoʻoponopono” khi ta thấy một điều gì đó ở bên ngoài thì ta niệm chú để chuyển hóa điều gì đó ở bên trong để trả ta về với phần ZERO ( Phần vô hạn, siêu nhiên, tính không ở bên trong mình. Không là gì cả nhưng tạo nên tất cả). Tính “Không” này cũng được nhắc nhiều trong Phật giáo.

Ho’oponopono thường được biết đến với 4 câu:

  • I’am sorry – Tôi xin lỗi
  • Please for give me. -Xin hãy tha thứ cho tôi
  • Thank you. – Cảm ơn bạn
  • I Love You – Tôi yêu bạn

Nhạc thiền mantra 72 thiên thần

Hay trong Cổ Học Thiên Thần có 72 thiên thần đại diện cho những phẩm chất và đức hạnh bên trong mỗi con người.
Khi lặp đi lặp lại tên thiên thần sẽ giúp chuyển hóa và sắp xếp lại ký ức những niềm tinh cảm xúc bị biến dạng và kết nối lại với những phẩm chất đã ngủ quên bên trong bạn.

Khi bạn có điều gì đó bên trong thì bạn sẽ thu hút nó bên ngoài.

Ví dụ: Thiên thần 68 HABUHIAH đại diện cho “Sự chữa lành” đặc biệt liên quan đến dịch bệnh. (Tên thiên thần được viết theo tiếng Do Thái cổ)
Bạn có thể xem thông tin về thiên thần ở Website: UCM Việt Nam

Khi các bạn gặp các vấn đề liên quan đến bệnh tật, hay dịch bệnh là bởi vì bạn có những niềm tin biến dạng đã được thiết lập ở trong ký ức của mình. Bạn có điều đó bên trong thì nó sẽ diễn ra bên ngoài dù bạn có biết nó hay không.

Hay những câu thần chú màu nhiệm của Mật Tông Tây Tạng (Theo tiếng Phạn).

Thần chú của Quan Thế Âm: Om mani padme hum

Ý nghĩa của Om mani padme hum là Giữ tâm, thân, khẩu, ý thanh tịnh như hoa sen. Mọc trong bùn nhưng không hôi tanh mùi bùn. Dù mọi tế bào của sen đều được nuôi từ bùn. Ý nói con người dù sống trong khổ đau, không sạch sẽ. Nhưng vẫn giữ được tâm, ý, khẩu thanh tịnh. Và thông qua khổ đau chuyển hóa khổ đau thành yêu thương trí tuệ như Sen nở hoa trong bùn.

Lặp đi lặp lại thần chú ( Mantra): tăng thêm sức mạnh tâm trí, thiết lập lại ký ức bên trong mình.

Nếu bạn nào thích Mật Tông Tây Tạng thì có thể niệm 2 mật chú thích hợp trong mùa dịch này. Chú này để thiết lập lại những ký ức liên quan đến sức khỏe, sống thọ. Giúp chữa lành luân xa tim, được bảo vệ mạng sống khỏi những nguy hiểm bên ngoài bằng việc chuyển hóa bên trong.

Thần chú của Green Tara: Om Tare Tuttare Ture Soha

Lục Độ Mẫu được sinh ra từ nước mắt của mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi người nhìn thấy rất nhiều con người đi vào 3 cõi thấp và ít tiến bộ trên con đường giác ngộ. Chú này được đọc là: Om Tare Tutare Ture Soha  (ཨོཾ་ཏཱ་རེ་ཏུཏྟཱ་རེ་ཏུ་རེ་སྭཱ་ཧཱ།). 

Thần chú này sinh ra. Giúp bạn thấu hiểu những nỗi sợ hãi đến từ đâu. Và chuyển hóa những “Sợ Hãi” thành động lực hành động. Để bạn đạt tới sự thịnh vượng về tài chính, và cuộc sống. Chữa lành những mối quan hệ rạn nứt như các mối quan hệ vợ chồng, bố mẹ, anh chị,

 

Thần chú của White Tara: Om Tare Tuttare Ture Mama Ayur Puney Gyana Puntin Kuru Soha.

Bạch Độ Mẫu được sinh ra từ nước mắt của mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát như Lục Độ Mẫu. Chú của Bạch Độ Mẫu là Om Tare Tuttare Ture Mama Ayuh Punya  Jana Putrim Kuruye Soha (ༀ་ཏཱ་ཪེ་ཏུ་ཏྟཱ་ཪེ་ཏུ་ཪེ་མ་མ་ཨཱ་ཡུཿ་པུ་ཎྱེ་ཇྙཱ་ན་པུ་ཥྚིཾ་ཀུ་རུ་སྭཱ་ཧཱ།). 

Thần chú này sinh ra. Giúp bạn tăng thọ mạng, kéo dài đời sống, đẩy đi hết thẩy những phần sống ngắn ngủi (Chết yểu). Tiêu trừ các hung tai đến với cuộc đời chúng ta. Thần chú còn giúp tăng cường trí lực và sự minh mẫn. Nhằm gia tăng phước báu về “Tuổi thọ, trí tuệ” giúp chúng ta sống thọ và minh mẫn.

Xem thêm về: Vòng đá phong thủy thần chú

Cách niệm Mantra (thần chú) hiệu quả nhất

1/Nhận biết bạn đang muốn chuyển hóa điều gì.

2/ Tìm loại mantra bạn thấy phù hợp nhất với điều bạn muốn chuyển hóa hay điều bạn muốn hướng tới.

3/ Cách niệm:

  • Niệm lớn phát âm ra tiếng và niệm thầm( niệm trong đầu) đan xen. Ví dụ: Niệm 12 phút niệm lớn rồi 12 phút niệm thầm, rồi lại niệm lớn rồi niệm thầm.
  • Nên lựa chọn không gian yên tĩnh thoải mái. Vì nếu khi niệm có muốn khóc hay các ký ức trỗi dậy cũng có thể thoải mái biểu lộ ra ngoài.
  • Có thể niệm bất cứ lúc nào đặc biệt là khi bất an, lo lắng, bệnh tật. Cảm thấy thiếu an toàn hay muốn cầu nguyện. (Cầu nguyện ở đây là niệm chú để hướng tâm đến một điều mong muốn chuyển hóa).
  • Nên niệm chú bằng những tiếng cổ: tiếng Phạn, tiếng Do Thái cổ… Vì có thể ý thức bạn không hiểu nhưng vô thức, tiềm thức, siêu thức bạn hiểu. Vì bạn đã sống rất nhiều kiếp sống rồi.
  •  Thời gian tốt nhất là lúc ngủ dậy và trước khi đi ngủ.

4/ Khi niệm nếu đột nhiên bạn muốn khóc, la hét, giận dữ buồn bả thì cứ để cho cảm xúc thoát ra. Cho phép mình cảm nhận rồi tiếp tục niệm để cảm xúc được chuyển hóa. Và đẩy những cảm xúc tiêu cực, niềm tin tiêu cực ra ngoài. Hay khi niệm bạn thấy đau một số vị trí trên cơ thể thì cứ tiếp tục niệm đến khi dễ chịu hơn. Đây là dấu hiệu của sự chữa lành.

Trinh thường hay nay niệm tầm 30 phút đến 1 tiếng một ngày. Bật nhạc mantra vừa niệm lớn và niệm thầm. Nếu niệm thiên thần thì một thiên thần niệm tối thiểu 5 ngày.
Còn các loại thần chú khác thì tùy vấn đề mà niệm liên tục bao lâu.

Cảm ơn bạn đã đọc. Nếu thấy hay hãy chia sẽ cho nhiều người.

Yêu và biết ơn!

Lê Trần Phương Trinh

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *